LỢI ÍCH VIỆC DÂNG/CÚNG TRẦM TRONG PHẬT GIÁO

Một số điều thú vị về kỳ trầm và lợi ích của việc sử dụng/dâng cúng Trầm

– Phật giáo Tây Tạng sử dụng trầm hương để tăng cường sự tập trung, yên tĩnh sâu và thanh lọc tinh thần, làm cho giác quan trở nên nhạy bén và giúp khai mở hiểu biết, luân xa.

– Văn bản tôn giáo được viết trên vỏ cây của Srimanta Sankardev (nhà thông thái và tôn giáo quan trọng của Ấn Độ vào thế kỷ 15 – 16) đã khẳng định trầm hương là một trong những mùi hương (góp phần) đáp ứng (hiện thực hóa) mong muốn của con người khi đảnh lễ và cầu nguyện.

– Kỳ nam thuộc diện “siêu đắt” do giá trị tâm linh và mùi hương tôn quý. Thông thường, kỳ nam chỉ được dùng trong các nghi lễ quan trọng.

Bên cạnh đó, việc sử dụng Trầm Hương còn giúp người học Phật luôn cố gắng tu tập theo Giới – Định – Huệ, mà đây lại là pháp môn thực hành tối quan trọng, như lời dặn của Cố lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh: “Người học Phật muốn thoát khởi Ta-bà thì cần tu Giới, Định, Huệ”.

Tích xưa cũng thuật lại rằng, cách đây vài ngàn năm ở Ấn Độ có một vị thánh tên là Vipasyi. Khi còn tại thế ông đã ngộ Niết-bàn và phát ra năng lực êm dịu, trí huệ rực sáng, vì vậy mà có nhiều người tìm gặp ông và mong được cúng dường cho ông mỗi ngày. Trong số này có cả đức vua và một thương nhân giàu có tên là Njemay. Do tức giận trước việc Njemay mời được Ngài Vipasyi trước, nên nhà vua đã hạ lệnh cấm buôn bán gỗ để gia đình Njemay không thể đun nấu và dâng cúng những bữa ăn mỗi ngày cho Vipasyi. Thế nhưng nhờ sự hữu duyên, Njemay đã tìm ra một phương án thay thế, đó là việc đốt từng thỏi Trầm lớn để nấu những bữa ăn tuyệt vời dành cho Vipasyi. Ngày qua ngày, mùi hương của Trầm lan tỏa khắp thành phố, kể cả thành phố bên cạnh, khiến cho chính thành phố ấy sau này trở thành một thành phố hành hương. Riêng bản thân Njemay, nhờ công đức trên mà được tái sinh vào cõi trời mang tên là A-la-hán Anga, tức “đạo sư đốt trầm”