Trầm Hương được phân thành nhiều hạng, trong đó Trầm Hương hạng nhất thường gọi là Kỳ Nam. Theo Phủ biên Tạp lục của Lê Quý Đôn ghi lại: “Kỳ Nam hương, xuất từ đầu núi Quảng Nam, Phú Yên và Quy Nhơn do cây dó kết thành.
Dó có 3 loại: Dó lưỡi trâu thì thành khổ trầm, dó niệt thì thành Trầm Hương, dó bầu thì thành Kỳ Nam hương. Người ta thấy cây già lá vàng và nhỏ, thân cây nhiều u bướu, biết ngay có hương, chặt mổ để lấy. Họ Nguyễn trước đặt đội Am Sơn, hằng năm cứ tháng 2 thì đi kiếm, tháng 6 thì trở về, số được nhiều ít không nhất định… ” (Họ Nguyễn là ý chỉ chúa Nguyễn Hoàng khi mới vào trấn nhậm Phú Xuân). Thời bấy giờ, chúa Nguyễn còn có nguồn kỳ nam là cống phẩm của người Chăm.
Muốn phân biệt Trầm với Kỳ Nam thì lấy hình chất khí vị để so sánh. Trầm thì cứng, nặng, ít thơm, sắc nhạt, vị đắng. Kỳ nam mềm nhẹ, hơi có dầu, thơm mát, vị gồm đủ ngọt, cay, chua, mặn, đắng và mùi của Kỳ Nam cũng đậm hơn, thanh cao hơn. Xông Trầm thì khói kết xoáy rồi sau mới tan, xông Kỳ Nam thì hơi khói lên thẳng mà dài.
Kỳ Nam là Trầm Hương hạng nhất, được chia thành 4 loại:
Bạch kỳ: sắc trắng ngà, xám nhạt, vô cùng quí hiếm, ít khi có, đắt giá nhất.
Thanh kỳ: sắc xanh xám, ánh lục, rất quý hiếm, đắt giá sau bạch kỳ.
Huỳnh kỳ: Sắc vàng sẩm, vàng nâu, quý hiếm và đắt giá sau thanh kỳ.
Hắc kỳ: Sắc đen chàm, hắc ín, quý và đắt giá sau huỳnh kỳ.
Sách xưa xếp loại kỳ nam: Nhất Bạch, nhì Thanh, tam Huỳnh, tứ Hắc.
Bạch kỳ: sắc trắng ngà, xám nhạt, vô cùng quí hiếm, ít khi có, đắt giá nhất.
Thanh kỳ: sắc xanh xám, ánh lục, rất quý hiếm, đắt giá sau bạch kỳ.
Huỳnh kỳ: Sắc vàng sẩm, vàng nâu, quý hiếm và đắt giá sau thanh kỳ.
Hắc kỳ: Sắc đen chàm, hắc ín, quý và đắt giá sau huỳnh kỳ.
Sách xưa xếp loại kỳ nam: Nhất Bạch, nhì Thanh, tam Huỳnh, tứ Hắc.
Trầm hương hạng 2 mới gọi là trầm, được xếp thành 6 loại và giá trị thấp dần:
Loại 1: sắc sáp trắng.
Loại 2: sắc xanh đầu vịt.
Loại 3: sắc sáp xanh.
Loại 4: sắc sáp vàng.
Loại 5: sắc vằn lông hổ.
Loại 6: sắc vàng đốm dầu.
Trầm hương hạng 3 được gọi là tốc, vì có mức nhiễm dầu ít hơn trầm, được xếp thành 4 nhóm:
Tốc đĩa: mức độ nhiễm dầu nhiều trong các thớ gỗ, dạng nhỏ, cỡ ngón tay, đầu đũa con hoặc như con đĩa.
Tốc dây: mức độ nhiễm dầu xen, tạo nhiều vòng giữa các thớ gỗ, thường có dạng tròn, dài, dáng rễ cây.
Tốc hương: mức độ nhiễm dầu dạng mảnh, mùi thơm nổi trội hơn các loại tốc khác.
Tốc pi: mức độ nhiễm dầu mỏng, bao quanh bên ngoài các thớ gỗ theo dạng hình tháp hoặc hình ống lớn.